Chế độ luyện tập cho bệnh nhân bị Bệnh Trĩ
Theo lương y Hiền ngoài chế độ ăn uống thì việc luyện cũng có vai trò khá quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh, lương y Hiền khuyên mọi người không nên ngồi quá lâu, đứng quá lâu, nên vận động hoặc đi lại để giúp cải thiện được bệnh trĩ. Lương y Hiền chia sẻ 1 số bài tập cho người bị trĩ như sau:
1. Yoga
+ Bài tập chồng cây chuối
+ Bài tập lưỡi cày
Thực hiện các động tác yoga phù hợp có thể kích thích nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón ở người mắc bệnh trĩ. Như đã biết, hiện tượng phình tĩnh mạch trực tràng có thể là hệ quả do táo bón mãn tính gây ra. Vì vậy khi cải thiện tình trạng này, áp lực lên tĩnh mạch trực tràng cũng giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, tác động từ yoga còn thúc đẩy tuần hoàn, hạn chế tình trạng tích tụ máu ở tĩnh mạch trực tràng, từ đó làm giảm hiện tượng sưng viêm và đau nhức dữ dội.
3. Bài tập cho vùng hậu môn
- Đan chéo 2 chân, hai tay chống eo, đồng thời nhíu hậu môn lại (co hậu môn) duy trì tình trạng này trong 5 giây. Sau đó trở lại trạng thái bình thường, kết hợp với hơi thở điều hòa. Lặp lại động tác từ 15-20 lần trong ngày.
- Ngồi trong tư thế hai chân đan chéo, hai tay chống eo và đứng dậy từ từ, trong lúc đứng dậy thì co hậu môn duy trì trong 5 giây. Sau đó thả lỏng cơ thể và ngồi xuống tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 15-20 lần trong ngày.
- Co thắt hậu môn: Đây là bài tập đơn giản nhất, bạn có thể tập mọi lúc mọi nơi trong mọi tư thế (đứng, nằm, ngồi). Trước hết hãy thả lỏng toàn thân, tập trung tinh thần vào phần bụng dưới, hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần
4. Xoay vòng eo
Khi thực hiện động tác xoay vòng hông, các tĩnh mạch bị sưng trong trực tràng sẽ dần thuyên giảm. Bài tập này được các bác sĩ coi là phương pháp chữa trị trĩ nội hiệu quả và đơn giản nhất.
5. Bài tập Kengel
Nằm ngửa trên mặt phẳng, co gối, nâng phần hông, sao cho 2 mông thẳng với thân, lòng bàn chân đặt xuống sàn để chống đỡ, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 15-20 lần.
Nằm ngửa trên mặt phẳng, co gối, nâng phần hông, sao cho 2 mông thẳng với thân, lòng bàn chân đặt xuống sàn để chống đỡ, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 15-20 lần.
6. Đi bộ
Các ngón chân cong gập lại bám vào mặt đất, thẳng người, tay đặt xuôi theo thân, tập trung tinh thần vào vùng bụng dưới. Sau đó vừa co hậu môn vừa đi bộ từng bước chậm rãi, giữ hơi thở đều đặn. Đi bộ như thế khoảng 3-5 phút, sau đó trở lại trạng thái ban đầu, mỗi lần đi bộ kéo dài 20-30 phút, mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.
5. Bài tập cho vùng bụng dưới
Nằm ngửa trên giường, hai chân để thẳng và khép vào nhau, hai tay xuôi dọc thân mình. Mắt nhắm và tập trung suy nghĩ vào vùng bụng dưới. Hít thở vào đồng thời co hậu môn lại, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3 – 5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
* Các bài tập thể dục người bị trĩ nên tránh
1. Tập tạ
Đây là bài tập phổ biến ở mọi phòng Gym cũng như ở nhà với nam giới, tuy nhiên nếu bạn bị trĩ hoặc có những dấu hiệu ban đầu của trĩ thì không nên tập tạ. Bởi vì khi tập tạ, áp lực ổ bụng tăng đột biến, nhất là khi bạn muốn thử sức với những khối tạ nặng. Sự gia tăng áp lực ổ bụng làm tăng lực đẩy xuống hậu môn, vị trí búi trĩ. Đây chính là nguyên nhân gây ra trĩ ngoại.
2. Tập cơ bụng và tập Spuat
Có thể nói đây là 2 bài tập mà nhiều nam giới và nữ giới đều thực hiện thường xuyên với mong muốn có cơ bụng rắn chắn cũng như vòng 3 gợi cảm. Tuy nhiên khi bạn gập bụng hoặc hạ trọng tâm cơ thể dồn vào phần hông và 2 chân thì đồng nghĩa với việc áp lực tiếp tục dồn hết vào vùng xương chậu, bụng dưới, trực tràng.
3. Đạp xe
Bài tập với xe đạp không bao giờ là lựa chọn tốt cho người bị trĩ, vì tư thế đạp xe đã bắt buộc bạn phải ngồi trên yên xe rồi vận động phần cơ hông và hai chân nhanh, mạnh. Điều này sẽ khiến tình trạng bị trĩ thêm trầm trọng.
Giới thiệu
Suốt thời gian qua, không ít người tìm đến nhà lương y Nguyễn Thị Hiền - người nắm giữ bài thuốc gia truyền chữa khỏi bệnh trĩ cho hàng nghìn bệnh nhân khắp xa gần, làm náo loạn cả một vùng tại xóm Đình - thôn Phú Vinh - xã An Khánh- huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội...Xem thêm