Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Tiểu Đường

Theo lương y Nguyễn Thị Hiền chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Lương y Hiền chia sẻ thực đơn trong 1 tuần cho các bệnh nhân tham khảo:

 

I. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

1.Ăn uống điều độ

Ăn uống điều độ rất tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường thì việc ăn uống điều độ giúp góp phần ổn định đường huyết:

– Ăn đúng giờ, phù hợp với giờ uống thuốc hoặc giờ chích Insulin (theo hướng dẫn của bác sĩ)
– Phân chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày: 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) và 1 đến 2 bữa phụ (xế, tối)
– Ăn vừa đủ no, ăn chậm nhai kỹ.
– Nhưng cũng không bỏ bữa nào (vì nhịn đói sẽ có nguy cơ hạ đường huyết).
– Bữa ăn đa dạng thực phẩm, nhiều chất xơ.

2.Cần hạn chế ăn thức ăn nhiều Đường và Tinh Bột
– Không ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hấp thu nhanh: đường mía, sữa đặc có đường, nước ngọt, nước yến đóng lon,…
– Chất bột khi vào cơ thể cũng sẽ chuyển thành đường, vì vậy phải giảm các thức ăn giàu chất tinh bột như: cơm, xôi, bánh mì, khoai tây, mì, phở,…
– Trung bình mỗi bữa ăn 1 đến 2 chén cơm hoặc có thể thay cơm bằng các món ăn khác có lượng tinh bột tương đương.
– Cụ thể một chén lưng cơm tương đương: 1 chén Bún, phở, bánh canh, bánh cuốn: 1 chén đầy. Xôi : ½ chén , Nui hoặc mì: 1 chén lưng. Khoai lang: 1 củ vừa. Khoai môn: 4 củ vừa. Bánh chưng : ½ cái . Bánh giò: 1 cái

3. Người tiểu đường nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ

 Bữa ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp cho ruột chuyển hóa và hấp thu chất đường chậm hơn vì thế đường huyết sau khi ăn sẽ tăng ít hơn, ngoài ra nó còn giúp giảm cholesterol và phòng chống táo bón.

4. Người tiểu đường có được uống sữa không?

–  Người bị tiểu đường cũng cần uống thêm sữa dành cho bệnh tiểu đường mỗi ngày như người bình thường vì sữa là nguồn dinh dưỡng quí và giàu canxi. Trung bình mỗi ngày uống 2 ly sữa (sáng 1 ly, tối 1 ly)

Lương y Hiền chia sẻ nhóm thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường mà bệnh nhân có thể áp dụng hàng ngày vào chế độ ăn uống của mình:

A) GIA VỊ

+) Giấm táo (Apple Cider Vinega)

Giấm táo đã được chứng minh giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu lúc đói. Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát kém đã giảm 6% lượng đường trong máu khi họ uống 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ. Ngoài ra, giấm táo giúp người tiểu đường duy trì cảm giác no lâu hơn. Tuy nhiên, ít nhiều giấm táo không tuyệt vời cho lắm với người có bệnh lý dạ dày kèm theo, vậy nên khuyến cáo chúng ta hãy bắt đầu với 1 muỗng cà phê giấm táo pha trong một cốc nước mỗi ngày => tăng dần lên tối đa 2 muỗng mỗi ngày.

+) Dầu oliu extra virgin

Dầu oliu extra virgin cực kỳ có lợi cho sức khỏe trái tim chúng ta. Nó chứa axit oleic, một loại chất béo không bão hòa đơn đã được chứng minh là cải thiện Triglyceride và HDL, thường ở mức không lành mạnh trong bệnh tiểu đường loại 2. Dầu ô liu cũng chứa chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol giúp giảm viêm, bảo vệ các tế bào lót trong thành mạch máu.

+) Nghệ

Nghệ là gia vị mang lại lợi ích sức khỏe mạnh mẽ. Thành phần curcumin trong nghệ giúp giảm viêm và giảm lượng đường trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, chất curcumin cũng có lợi cho thận ở bệnh nhân tiểu đường. Điều này rất quan trọng, vì bệnh tiểu đường thường gây biến chứng trên thận. Khi sử dụng nghệ nên kết hợp với chất piperine (có trong hạt tiêu đen) để tăng khả năng hấp thụ curcumin hiệu quả.

+) Tỏi

Tỏi là một loại thảo mộc thơm ngon với những giá trị lợi ích sức khỏe ấn tượng. Những hợp chất lưu huỳnh trong tỏi giúp chống viêm mạnh, giảm đường huyết và cholesterol LDL ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, một tép tỏi sống chỉ chứa 4 calo và 1 gram carbs

+) Quế (Cinnamon)

Quế rất thơm & là gia vị có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Nghiên cứu cũng cho thấy những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dùng quế trong 90 ngày đã giảm hơn gấp đôi lượng huyết sắc tố HbA1c so với những người chỉ được chăm sóc tiêu chuẩn. Ngoài ra, quế cũng giúp giảm mức cholesterol và cả chất béo trung tính.

B) NHÓM THỰC PHẨM CHÍNH

+) Cá béo (fatty fish)

Cá béo là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất trên hành tinh. Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu là những nguồn tuyệt vời cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA rất có lợi ích lớn cho sức khỏe của tim mạch. Sử dụng những chất béo này một cách thường xuyên đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, những người có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. DHA và EPA giúp bảo vệ các tế bào thành mạch máu máu của chúng ta, giảm các dấu hiệu viêm và cải thiện cách thức hoạt động của động mạch sau khi ăn. Ngoài ra, cá cũng cung cấp một nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời, giúp chúng ta cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể

+) Rau xanh thẫm

Rau lá xanh thẫm nhiều chất xơ, vitamin C và ít calo. Có thể kể đến rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh thẫm khác. Ngoài ra, rau lá xanh thẫm còn nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, là những biến chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường.

+) Bông cải xanh (Broccoli)

Bông cải xanh là một trong những loại rau rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chất sulforaphane có trong loại rau này có khả năng kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.

+) Bí đao

Bí đao mùa hè và mùa đông có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi và có thể giúp giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin, rất phù hợp với những người tiểu đường & bệnh lý tim mạch.

+) Mì/bún Sirataky

Mì/bún Shirataki rất tuyệt vời cho bệnh tiểu đường và những ai mong muốn kiểm soát cân nặng. Loại mì này có nhiều chất xơ Glucomannan, được chiết xuất từ rễ Konjac. Cây này được trồng ở Nhật Bản và chế biến thành hình dạng của mì gọi là Shirataki. Glucomannan là một loại chất xơ nhớt, khiến chúng cảm thấy no lâu nhưng không có cảm giác đầy bụng khó tiêu. Hơn thế nữa, nó đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn và cải thiện các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, những loại mì này thường được đóng gói với một chất lỏng có mùi tanh => chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi sử dụng.

C) NHÓM TRÁNG MIỆNG, BỮA NHỠ

+) Các loại hạt

  • Hạt Chia là một thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường, chúng chứa lượng chất xơ cao, ít carbs và hỗ trợ làm giảm huyết áp cũng như chống viêm. Nguồn chính hiện nay được nhập khẩu Mỹ & Úc.
  • Hạt lanh chứa chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sử dụng hạt lanh trong 12 tuần đã có sự cải thiện đáng kể về Hemoglobin A1c. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và có khả năng giảm liều lượng thuốc cần thiết để ngăn ngừa cục máu đông.
  • Ngoài ra, chúng ta nên kết hợp với các hạt khác như hạnh nhân, quả hạch Brazil, hạt điều, hạt phỉ, hạt hồ trăn, quả hồ đào, quả óc chó…

+) Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp là một phiên bản sữa chua đậm đặc hơn và nhiều kem hơn sữa chua thông thường => chứa nhiều Protein và ít đường hơn. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Nó đã được chứng minh giúp cải thiện kiểm việc soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, có lẽ một phần là do các chế phẩm sinh học có trong đó.

+) Dâu tây

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin => giảm mức cholesterol và insulin sau bữa ăn. Ngoài ra chúng chứa hàm lượng Vitamin C rất cao, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch nói chung.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.239.977

0982 239 977

Gọi ngay